NIỆM PHẬT SÁM PHÁP

 

NIỆM PHẬT SÁM PHÁP

Thích Thiền Tâm

QUYỂN THƯỢNG – PHẨM THỨ TƯ

NIỆM PHẬT PHẢI PHÁT NGUYỆN VÃNG SANH CỰC LẠC

          Yếu chỉ của pháp môn niệm Phật là Tín, Nguyện, Hạnh, muốn vào cửa pháp nầy, trước tiên hành giả phải tin cõi Cực-Lạc là có thật, và đức A-Di-Ðà luôn luôn hộ niệm, sẳn sàng tiếp dẫn chúng sanh nào xưng niệm danh hiệu của Ngài. Sau khi đã có  lòng tin, thì hành giả phải phát tâm chân thiết cầu thoát ly khỏi Ta bà đầy khổ lụy và chướng duyên, mà mong muốn sanh về miền Cực-Lạc an vui, sự thanh tịnh trang nghiêm vô lượng để tiến tu, hoàn thành mục đích tự độ và độ tha. Ðó là Nguyện. Và sau khi đã phát nguyện như thế, lại cần phải thiết thực xưng niệm danh hiệu Nam mô A-Di-Ðà Phật để được tiếp dẫn. Ðây gọi là Hạnh.

Ngẫu ích đại sư dạy rằng :

Ðược vãng sanh hay chăng, toàn bộ do Tín Nguyện có hay không – Phẩm vị thấp hay cao, đều bởi hành trì sâu hoặc cạn.

Nếu không Tín Nguyện, thì dù trì niệm câu hồng danh cho đến gió thổi không vào, mưa sa chẳng lọt vững chắc như tường đồng vách sắt, cũng không được vãng sanh .

Nếu tín nguyện bền chắc, thì khi lâm chung chỉ xưng danh hiệu mười niệm hay một niệm cũng được vãng sanh. Trái lại, việc hành trì tuy vững như vách sắt tường đồng mà tín nguyện yếu kém, thì kết quả chỉ hưởng được phước báo nhơn thiên mà thôi.

Như vậy, sự phát nguyện thật vô cùng cần thiết và quan trọng. Cho nên đức Bổn-Sư  cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong kinh A-Di-Ðà : Đọc tiếp »

LỜI VÀNG – HT. TUYÊN HÓA – P8

 

LỜI VÀNG – HT. TUYÊN HÓA

(Phần8)

Phật không có lòng sân giận. Ma mới có.

Ma do đâu mà thành? Do có năm thứ độc: Hận thù, oán ghét, phiền não, tức giận, phiền muộn tạo thành.

Bạn cần lập đại chí, làm đại sự. Ðừng nên nghĩ chuyện làm quan, kiếm nhiều tiền. Ðó chỉ là để mình hưởng thụ, không có cống hiến gì đến nhân loại.

Có người tới chùa cho rằng thắp càng nhiều nhang thì càng được nhiều công đức. Ðây là quan niệm sai lầm. Thắp nhang cúng Phật là biểu lộ lòng thành, nên một nén là đủ. Sao cần dùng cho nhiều? Nếu tâm không thành khẩn thì thắp nhiều cũng chẳng cảm ứng. Phật không đến để ngửi mùi hương đâu.

Ðạo Phật không chủ trương đốt tiền giấy, (giấy vàng mạ, hình nộm xe cộ, tàu bè; áo quần giấy, dày dép vật dụng bằng giấy).

Các bạn xem xét, chỉnh đốn lại những kinh điển mà mình đã phiên dịch trước kia. Cần chính xác, trung thật, khế hợp với ý Phật. Ðó là nguyện vọng của tôi, hy vọng các bạn cùng nhau nỗ lực hoàn thành sứ mạng này.

Sân giận thì như nước bị đông cứng thành băng. Mình cần đem băng làm tan thành nước, vì nước thì lợi ích vạn vật.

Người xuất gia thì phải nghiêm trang trong bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi. Rằng: Ði nhẹ như gió thoảng, ngồi yên như chuông đồng, đứng thẳng như cây tùng, nằm gọn như cây cung.

Tu hành thì phải tu trung đạo. Quá lố: Không phải trung đạo. Quá ít: Cũng không là trung đạo. Ðức Phật dạy nghĩa rốt ráo của trung đạo thì không rơi vào không cũng chẳng nghiêng về.

Không có giới lực thì sẽ chẳng có định lực. Thiếu định lực thì chẳng thể sinh huệ lực. Khi nền móng không vững thì cột trụ dựng lên không thể chắc chắn, tường vách sẽ xiêu vẹo gãy đổ. Giới định huệ, là ba môn học vô lậu, thiếu một, không xong. Các bạn hãy chú ý điểm này.

Niệm Nam mô A Di Ðà Phật! Nam mô A Di Ðà Phật! Chỉ một tiếng Nam mô A Di Ðà Phật, đừng có vọng tưởng gì khác: Ðó gọi là dùng độc để trị độc. Nếu bạn có quá nhiều vọng tưởng thì tức là có quá nhiều độc. Nhất định phải chết thôi!

Mình phải dưỡng khí, không nên sinh khí (nổi giận)!

Các bạn cho rằng xem truyền hình, nghe điện thoại, nghe radio, chơi computer là tốt lắm, nhưng các bạn nào biết rằng chúng làm tổn thương tâm can tỳ phế thận của mình. Tương lai chúng sẽ làm mình, người không ra người, quỷ không ra quỷ. Nếu đến độ như vậy thì thế giới này hủy hoại mất. Do vậy, chúng ta sinh vào thời đại mà chúng sinh vô phước, khó điều phục này thì thật không dễ gì giáo hóa. Đọc tiếp »

LỜI VÀNG – HT. TUYÊN HÓA – P7

 

LỜI VÀNG – HT. TUYÊN HÓA

(Phần 7)

 

Tu thì đừng bao giờ tự mình bào chữa (đính chính cho mình), cũng chớ biện luận uốn éo (không thẳng thắn), cũng chớ nói chuyện thị phi (bàn luận chuyện đúng sai, tốt xấu của người).

Không có chúng sinh thì sẽ không có kinh điển. Không có kinh điển thì cũng không có việc giáo hóa chúng sinh thành Phật.

Nếu có ai mắng chửi tôi (hòa thượng), bạn nên đảnh lễ kẻ ấy. Bất luận ai hủy báng tôi, bạn cũng chớ biện hộ cho tôi.

Càng để dành tiền cho con cháu bao nhiêu thì bạn sẽ càng nuôi họa lớn bấy nhiêu. Chẳng để dành bao nhiêu tiền cho con cháu mà ngược lại, tránh được nhiều rắc rối.

Chớ lãng phí thời gian. Có giờ thì hãy dụng công. Các bạn hãy nỗ lực, siêng năng tinh tấn.

Hộ pháp tức là đừng làm cho pháp diệt vong.

Bất kỳ người nào thuyết pháp, hay hoặc dở, bạn cũng không nên sinh lòng chán ghét, phiền não, khó chịu.

Trẻ không tu, chờ tới lúc bạc đầu mới tu, thì sẽ chẳng kịp.

Khi trong tâm mình không chấp trước, thì tượng Phật lúc nào cũng khai quang. Nếu tâm mình chấp trước, dù tượng Phật đã được khai quang, cũng chẳng khác gì chưa khai quang.

Ăn bớt chút thịt thì sẽ bớt chút quái bịnh.

Phép tắc ở đời là mình phải biết nguồn biết cội; hết lòng lo lắng, một mực hiếu thảo với cha mẹ, cung kính với sư trưởng. Ðó là lý tất nhiên của trời đất vậy.

Nếu bạn không nghe giảng kinh thuyết pháp, chỉ cắm đầu tu hành thì đó gọi là tu mù, luyện bậy. Dù có tu đến số kiếp nhiều như bụi bặm, bạn cũng chẳng thể thành công.

Người thiện thì có hào quang trắng sáng. Người ác thì có khí đen đúa hắc ám. Do đó làm thiện làm ác đều tự nhiên hiện ra nơi hình tướng. Bạn có thể che mắt người, nhưng không thể che mắt Phật Bồ Tát và quỷ thần. Đọc tiếp »

LỜI VÀNG – HT. TUYÊN HÓA – p6

 

LỜI VÀNG – HT. TUYÊN HÓA

(Phần 6)

Sống trên đời, bạn nên cẩn thận trong mỗi hành vi cử chỉ. Bạn hãy giữ quy củ. Một khi trồng nhân sai lầm, (sai nhân quả), bạn sẽ hối hận vô cùng.

Lúc tu, điều tối trọng yếu là đừng tranh. Nghĩa là không cùng người khác tranh chấp đúng hay sai, thật hay giả, phải hay trái.

Muốn tu cho có thiên thủ thiên nhãn thì không phải một ngày một đêm mà thành. Tu pháp này, bạn phải ngày ngày dụng công không gián đoạn. Ngày ngày y pháp tu hành thì mới có thể thành tựu diệu dụng bất khả tư nghì. Nếu hôm nay tu, ngày mai nghỉ thì chẳng có ích gì đâu.

Nếu người xuất gia không tinh tấn tu thiền, tập định, trì chú, tụng kinh, nghiêm thủ giới luật mà lại dựa vào Phật để kiếm ăn, bám vào Phật để có áo mặc thì chắc chắn sẽ đọa vào ba đường ác.

Bạn tới chỗ nào, phải xem chỗ đó là trường học. Không có chỗ nào chẳng phải là chỗ để học tập. Không có lúc nào chẳng phải là lúc tu học.

Phật pháp có tám vạn bốn ngàn pháp môn. Môn nào cũng là số một. Pháp nào tương ưng với bạn thì pháp ấy là nhất. Pháp chẳng hợp với bạn thì nó không là đệ nhất. Phải thâm nhập vào một pháp môn thì mới đạt tới quả vị Phật.

Nếu người ta biết hiếu thảo với cha mẹ thì chính khí mới tồn tại. Không hiếu thảo thì tà khí tràn ngập thế gian. Hiếu thảo thì phải thành khẩn, lúc nào cũng chuyên tâm, cung kính. Con cái nên tôn kính cha mẹ hệt như tôn kính Phật sống trong nhà vậy. Do đó con cái biết cúng dường cha mẹ là một việc hết sức cát tường.

Người tin Phật hay không tin Phật đều sẽ thành Phật.

Còn tâm tham là còn khổ. Tới khi nào không còn gì mong cầu thì lúc đó sẽ hết âu lo.

Nhà có máy truyền hình (Ti Vi) cũng giống như nhà có yêu quái vô hình. Nó dạy con trẻ hư hỏng, hút mất hết tinh thần sinh lực của chúng. Vì vậy học trò không có bao nhiêu thời gian học hành. Không có ảnh hưởng gì hư hoại thâm sâu bằng ảnh hưởng của truyền hình.

Phàm sự không có gì là nhất định, sai biệt chỉ ở một niệm. Khởi một niệm thiện có thể chuyển việc xấu thành kiết tường. Lão Quân có câu rằng: Hồi tâm hướng thiện, thiện tuy chưa làm mà thiện thần đã tùy thân. Chuyển tâm hướng ác, việc ác chưa làm, mà ác thần đã theo sát.

Ðừng vì túi thịt thối này mà lo lắng! Mỗi một tâm niệm muốn ăn cắp đồ cho nó ăn. Mỗi một tâm niệm muốn làm đẹp túi thịt thối này. Mỗi một tâm niệm cứ muốn túi thịt thối này hưởng thụ, được chút khoái lạc. Thật là điên đảo.

Tu đạo không nên hưởng phước.

Phải dùng lòng chân thật để học Phật pháp. Mỗi một cử chỉ hành động, phải hướng về điều chân thật. Không nên như người đời: Nửa thật nửa giả; có lúc nói thật, có lúc nói láo. Người tu đạo thì lúc nào cũng phải nói thật, làm việc chân thật, không nói dối. Đọc tiếp »

LỜI VÀNG – HT. TUYÊN HÓA – p5

 

LỜI VÀNG – HT. TUYÊN HÓA

(Phần 5)

Phải phát tâm bồ đề, phải lợi ích chúng sinh. Không nên học tác phong nhỏ hẹp của hàng nhị thừa, chỉ tự lo thân mình một cách ích kỷ, không chịu độ kẻ khác.

Nhẫn là vật vô giá, nhưng người dùng không tốt. Nếu biết dùng lòng nhẫn, chuyện gì cũng tốt đẹp.

Nếu bạn không chấp trước, việc tới thì ứng phó, việc đi rồi thì an tĩnh. Giống như mặt gương: Vật để trước gương thì hiện bóng, vật đi thì bóng lặng, ánh sáng vẫn phản chiếu. Nếu được như vậy thì bạn sẽ vô tư vô lự, không hay không biết, cũng không phiền não, cũng không rắc rối.

Năm mới tới, mình hãy tiếp đón thần tài, thần hỉ, thần quý. Sao gọi là thần tài? Nếu bạn đừng đem tinh khí vất đi thì đó là thần tài. Sao gọi là thần quý? Nếu một năm bạn không nổi nóng, đó là thần quý. Nếu bạn phát tâm, rằng: Sang năm mới tôi không nổi giận nữa, tôi phải sửa đổi tính tình của tôi, thì đó là thần quý. Nếu bạn lúc nào cũng vui vẻ, thì đó là bạn tiếp đón thần hỉ rồi. Ba vị thần này đều tại nơi ta. Bất quá bạn không biết nó, nên phải chạy đi cầu thần ở bên ngoài.

Nếu bạn làm một con giòi lười biếng không chịu tu hành thì tôi sẽ không chờ bạn đâu.

Trên đời đầy dẫy chuyện hư vọng không thật. Mỗi người đều có tri kiến nhân ngã bất đồng. Do vậy hoặc là họ tranh ngoài mặt hoặc dấu sau lưng; mỗi người mỗi dạng ích kỷ. Mây đen tham sân si của họ trùm phủ bầu trời khiến người ta không còn thấy ánh sáng, không còn được tưới mát nữa. Chỉ có Bồ Tát là vất bỏ sạch hết hư danh, giả lợi, vất bỏ vòng sinh tử hư ngụy, buông xả ngũ dục cột trói. Vì thế nên trí huệ chân thật của ngài mới hiện ra.

Có người nói: Bây giờ lò sát sinh khác hơn khi xưa lắm. Họ dùng súng bắn hoặc điện giựt cho chết. Do đó, bò dê chết nhưng không có cảm giác gì. Bạn cho rằng như vậy là đúng sao? Vậy thì sao bạn không chết như thế đi? Sự thật thì phương pháp này còn tàn nhẫn hơn trước kia, lòng oán hận của con thú vẫn nghiễm nhiên tồn tại. Có lẽ hận thù còn sâu hơn xưa. Hễ sát sinh là tội nghiệp rồi.

Cái lưỡi có công đức thuyết pháp, mà cũng có tội nghiệp nói thị phi. Nếu nó không thuyết pháp thì nó sẽ nói thị phi, hoặc lời tà vạy, vô nghĩa. Tức là một vạn hai ngàn thứ tội.

Giới là thước đo cho người xuất gia.

Không nên tìm chuyện rắc rối vào thân, cũng đừng sợ việc rắc rối.

Muốn thành Phật thì người học Phật phải tham thiền tỉnh tọa. Mỗi ngày đều phải ngồi thiền, đừng sợ chân đau, gối mỏi, lưng nhức thì mới thành tựu được. Người xưa nói: Không qua một lần lạnh thấu xương, làm sao hoa nở thơm ngát hương?

Trên đời chẳng có thứ gì đáng gọi là báu quý, chẳng có thứ gì là khó tìm khó gặp. Chỉ có kẻ biết thuyết giảng chánh pháp là khó tìm khó gặp.

Mình có chuyện đau khổ là vì chấp trước chưa phá trừ. Chấp trước một khi xả bỏ thì không còn gì khổ đau nữa. Cũng chẳng còn gì gọi là khoái lạc. Đọc tiếp »

LỜI VÀNG – HT. TUYÊN HÓA – p4

  

LỜI VÀNG – HT. TUYÊN HÓA

(Phần 4)

 

Người có lòng thù hằn, thì sẽ có con quỷ mặt đỏ.

Người có lòng oán ghét, thì sẽ có con quỷ mặt vàng.

Người có lòng áo não, thì sẽ có con quỷ mặt trắng.

Người có lòng sân nộ, thì sẽ có con quỷ mặt xanh.

Người có lòng phiền toái, thì sẽ có con quỷ mặt đen.

Người thù hằn thì hại tim. Người oán ghét thì hại tỳ. Người áo não thì hại phổi. Người sân nộ thì hại gan. Người phiền muộn thì hại thận.

Con trẻ, khi sinh lý chưa trưởng thành, mà đã đi tìm đối tượng yêu đương thì (thân thể và tinh thần) sẽ bị tổn thương, lại bị thiệt thòi nữa.

Tu hành không cần tìm kiếm chỗ cao, chỗ xa xăm. Ðạo thì tại trước mắt mình, tức là trong tâm mình.

Vọng tâm thì ý ngựa, tâm khỉ vượn. Ý thì lăng xăng như con ngựa, tâm thì nhảy nhót như con khỉ. Nếu bạn có thể nhận thức tâm này thì tu hành nhất định mới có cảm ứng.

 Có người hỏi tôi: Khi tới Tây phương, thầy làm sao hoằng dương Phật pháp? Tôi xin đáp rằng: Tôi hoàn toàn dựa vào Quán Thế Âm Bồ Tát, chú Ðại Bi và chú Lăng Nghiêm

Chùa là chốn nuôi dưỡng người tu hành không phải nuôi dưỡng kẻ làm biếng.

Chúng ta phải tranh nhau học Phật pháp. Học Phật pháp so với việc kiếm tiền còn quan trọng hơn nhiều. Nếu bạn tu dưỡng Pháp thân huệ mạng cho khỏe mạnh, cho cường tráng thì còn tốt hơn đi kiếm tiền trăm ngàn vạn lần nữa.

Phước không thể hưởng hết. Hưởng hết thì không còn phước nữa. Khổ thì có thể chịu hết. Chịu hết thì hết khổ để chịu.

Suy gẫm về cái khổ của bịnh tật, thì mạnh khỏe là phước.

Suy gẫm về cái khổ của tai nạn, thì bình an là phước.

Suy gẫm về cái khổ khi có tiền, thì không tiền là phước.

Suy gẫm về cái khổ của giàu sang, thì nghèo cùng là phước.

Từ vô lượng kiếp tới nay, mình bị thứ hư vọng lừa đảo. Nên đời đời kiếp kiếp mình phải ở trong vòng sinh tử luân hồi. Cũng như cá trong lưới, bơi ra bơi vô, vĩnh viễn không thoát khỏi lưới. Ðó cũng là do mình không chịu phát tâm bồ đề, không chịu bị thua thiệt, nên vẫn phải ở mãi trong vòng sinh tử, kẹt trong bánh xe luân hồi xoay vần sáu nẻo. Đọc tiếp »

LỜI VÀNG – HT. TUYÊN HÓA – p3

 

LỜI VÀNG – HT. TUYÊN HÓA

(Phần 3)

Khi bạn có lòng lo sợ thì dù bạn không muốn ma lại, ma cũng sẽ tới. Bạn không có tâm lo sợ, thì dù ma muốn tới cũng không thể nào tới. Ðây là bí quyết quan trọng nhất: đừng có sợ hãi. Khi bạn không sợ hãi thì tâm sẽ chính. Chính thì có thể hàng phục mọi thứ, bởi vì tà bất thắng chính. Vì thế ma sợ nhất chính là bốn chữ: Chính đại quang minh.

Người minh tâm thì không ngu si. Kẻ kiến tánh thì không âu sầu. Tâm như gương sáng, lại cũng như nước lặng.

Các bạn nên: Tùy duyên để tiêu nghiệp cũ, chớ tạo thêm tội mới.

Kẻ tự mãn, (kiêu ngạo, cho mình quá tốt quá giỏi quá đủ) thì tuyệt đối chẳng thành tựu được gì cả. Mình phải học: Có mà dường như không, thật mà dường như giả. Có đạo đức cao thượng thì dường như chẳng có vẻ gì cả. Kẻ chân chính có tài hoa, thì y có vẻ như chẳng có tài gì cả.

Sau đây là Sáu cái đừng:

Khi ngồi đừng đu đưa chân, rung đầu gối.

Khi đứng, đừng rung quần.

Khi đi đừng ngoái đầu.

Khi nói đừng lộ lưỡi. 

Khi cười đừng cười lớn tiếng.

Khi nóng giận đừng la hét.

Phải tập: Suy nghĩ chín chắn rồi hãy nói, lòng vui rồi mới cười, thấy việc ấy có nghĩa mới làm. 

Tất cả pháp hữu vi ở cõi đời này, thật sự là hết sức mỏng manh, không chắc chắn gì hết. Chẳng có chuyện gì vĩnh viễn không biến hoại. Tất cả mọi sự mọi vật không thứ gì kiên cố cả.

Chúng ta ai mà thường thường cứ nổi nóng tức giận, nổi lửa vô minh, thì chính là đang ở trong lưới của ma. Làm sao thoát lưới ma? Rất dễ dàng: Ðừng nóng giận. Không nổi đóa, không có lửa vô minh, không sân giận thì sẽ thoát lưới ma ngay.

Thân thể của mình là giả, thế sao mình cứ chấp trước nó hoài vậy? Vì sao mà cứ vì nó mà tạo tội nghiệp, chẳng thể buông bỏ.

Người tu đạo phải tu hạnh viễn ly: Viễn ly tài, sắc, danh, thực, thùy, viễn ly mọi thứ xấu ác. Gần gũi mọi thứ thiện. Đọc tiếp »

LỜI VÀNG – HT. TUYÊN HÓA – p2

 

LỜI VÀNG – HT. TUYÊN HÓA

(Phần 2)

Tinh tấn là thân tinh tấn và tâm tinh tấn. Thân tinh tấn thì phải tụng kinh, lễ lạy, tọa thiền, trì chú, nghĩa là cần phải dùng thân thể để tu hành. Tâm tinh tấn thì trong mọi nơi mọi lúc, bạn phải siêng tu giới định huệ, ngừng bặt tham sân si. Ngày cũng tinh tấn mà đêm cũng tinh tấn, lúc nào cũng nhắm về phía trước mà tiến bước, chẳng hề lười biếng. Ðối với người tu, tinh tấn là yếu tố vô cùng quan trọng. Mình chẳng thể nào không tinh tấn, vì không tinh tấn thì chẳng thể thành Phật. Muốn thành Phật thì phải tinh tấn.

Thân thể của mỗi người chúng ta là một địa ngục, chẳng qua mình không biết đó thôi.

Quán Thế Âm Bồ Tát thì nhìn vào trong, còn mình thì nhìn ra ngoài. Quán Thế Âm Bồ Tát thì nhìn vào tự tánh; tự tánh của ngài và của mỗi chúng sinh thì như có nối dây điện: Chúng sinh nào khởi vọng tưởng gì, ngài đều biết cả.

Người trì giới thì làm tự tánh thanh tịnh: Quét sạch mọi thứ đen đủi xấu xa trong tự tánh đi.

Khi dụng công, mình đừng sợ khổ, sợ khó, sợ mệt mỏi, thì mới thành công đặng.

Bà mẹ đẻ ra bom nguyên tử, bom khinh khí, tia laser là ai? Chính là tham sân si. Do vậy nếu mình diệt trừ tham sân si thì bom nguyên tử sẽ không nổ, bom khinh khí cũng chẳng bạo phát, mà tia laser cũng chẳng còn dùng được.

Tu hành thì hàng ngày phải giữ trạng thái quân bằng như cái cân vậy. Làm thế nào để quân bằng? Tức là lúc nào cũng giữ thái độ điềm đạm, yên tĩnh, chẳng một chút gợn sóng xao động trong tự tánh. Ðây chính là phiền não tức Bồ đề, sinh tử là Niết bàn.

Người tu đạo thì càng tu càng giảm thiểu, giảm tới chỗ chẳng còn gì cả. Chớ nên theo thói người đời, cái gì cũng muốn cho nhiều. Đọc tiếp »

LỜI VÀNG – HT. TUYÊN HÓA – p1

PHÁP NGỮ
Hòa Thượng Tuyên Hóa

 (Phần 1)

          Vì sao con người ai cũng ở trong trạng thái mê mờ? Ðó là do họ không hiểu được mình từ đâu tới, chết đi về đâu. Mỗi ngày bóng dáng bạn thấy khi tự soi gương nào phải là bạn. Nếu bạn muốn biết bản lai diện mục (chân tâm) thì phải quay mặt soi lòng, tìm nơi tự tâm. Người đời thì bị ngũ dục làm mê mờ, ngày ngày bị tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ kềm tỏa đến ngột ngạt khó thở, song họ vẫn cứ muốn cam tâm tình nguyện làm nô lệ cho những thứ ấy.

          Lòng tham của ta thì cao hơn trời, dầy hơn đất. Nó như cái thùng không đáy, đồ bỏ vào bao nhiêu cũng chẳng đầy.

          Con người không có đạo đức mới thật là nghèo cùng.

          Phải tìm đâu ra ngọc ngà châu báu mà mình sẵn có? Hãy tìm ở Kinh Hoa Nghiêm. Có câu rằng: Không đọc Kinh Hoa Nghiêm, không biết được sự giàu có của chư Phật. Kinh Hoa Nghiêm là vua của tất cả các vị vua kinh điển (tức là kinh đứng hàng đầu của những bộ kinh tuyệt diệu nhất mà Phật đã thuyết).

          Nếu dùng tham sân si để xử lý mọi việc thì kết quả là trời đất sẽ u ám, sinh đủ tai nạn. Nếu dùng giới định huệ để giải quyết vấn đề thì trời đất trong sáng, mọi sự kiết tường. Nên nói: Nơi nào nhiều kẻ ác, nơi ấy nhiều tai nạn; chốn nào nhiều người thiện, chốn ấy thường an vui. Tai nạn hay an bình đều do người mà ra cả. 

          Người ta không thành Phật là bởi vì cứ dụng công nơi ngoài miệng (nói mà không tu, không thực hành).

          Mọi sự, việc gì cũng là Phật pháp, cũng đều là thứ không thể chấp trước, không thể nắm bắt. Trên đời vạn sự, vạn vật, chuyện gì xảy ra cũng chính là thuyết pháp (hiển bày chân lý), chính là giảng kinh. Chúng ta mỗi người ai cũng nên đem bộ kinh của đời mình ra đọc cho kỷ, học cho thuộc, chớ làm việc sai lầm với đạo lý nhân quả. Ðời ta mới chính là bộ kinh điển chân chính nhất.

          Nếu bạn cứ nhìn thấy lỗi lầm của kẻ khác hoài thì bạn vẫn còn khổ. Nếu bạn đã hết khổ thì bạn nhìn ai cũng thấy họ là Phật. Nhìn người nào, bạn cũng thấy họ hệt như Phật. Thật là đơn giản, thật là cạn cợt: Vậy mà bạn làm không xong!

          Con người ta không phải sống để mà ăn. Sống: là ta phải lập công với đời, phải có đức với người, phải làm lợi cho thiên hạ. Mình phải: Từ bi thay trời dạy dỗ; trung hiếu vì nước cứu dân.

          Một ngày chẳng sửa lỗi lầm là một ngày chẳng tạo công đức. Đọc tiếp »

LỢI ÍCH NIỆM PHẬT 2

 

LỢI ÍCH CỦA SỰ NIỆM PHẬT

Pháp Sư Tịnh Không khai thị Pháp Môn Tịnh Độ

Phần 1 : Rộng mở tâm lượng

Trong việc tu học Phật pháp, muốn tự nâng cao cảnh giới của chính mình, có rất nhiều phương pháp. « Mở rộng tâm lượng » là một trong các phương pháp đó.

Trong đại thừa kinh điển, chúng ta thấy các vị pháp thân đại sĩ, tức là những người đã minh tâm kiến tánh, tâm lượng của các ngài rộng lớn như hư không, bao trùm cả pháp giới, vì thế, cái nhìn của các ngài đối với tất cả chúng sanh trong hư không và khắp pháp đều bình đẳng. Thế nào là bình đẳng ? Vô niệm là bình đẳng, còn có niệm là không bình đẳng. Phật trụ vô niệm.

Trong Kinh Kim Cang có câu : « Ưng vô sở trụ, sở trụ vô trụ » . « Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm », vô trụ tất cả là Phật trụ, mà vô trụ là vô niệm.

Chúng sanh trong chín pháp giới còn có chỗ để trụ. Ví như :

  • Chư Bồ Tát trụ ở cảnh giới Lục Độ.
  • Duyên Giác trụ ở Nhân Duyên.
  • Thanh Văn trụ ở Tứ Đế.
  • Ngạ quỷ ở cảnh giới Tham.
  • Địa ngục trụ nơi Sân.
  • Súc sinh trụ ở cảnh Si Mê.

Tâm của tất cả chúng sanh nầy đều còn chỗ để trụ, để dính mắc. Nói cách khác là tâm của chúng ta như thế nào, thì cảnh giới của chúng ta như thế đó.

Phàm phu chúng ta muốn trụ nơi cảnh giới vô trụ của Phật, là điều không thể đạt được. Tuy nhiên, Phật thường dạy cho chúng ta một phương pháp vô cùng thù thắng và tiện lợi, để có thể dự vào cảnh giới vô trụ của các ngài. Đó là pháp môn niệm Phật. Đọc tiếp »