NHỮNG ĐẶC TÍNH TIÊU BIỂU CỦA ĐẠO PHẬT

 

NHỮNG ĐẶC TÍNH TIÊU BIỂU CỦA ĐẠO PHẬT

1. Tự do tư tưởng:

            Đạo Phật không có hệ thống tín điều, không lấy tín điều làm căn bản như hầu hết các tôn giáo. Đức tin của đạo Phật luôn đi đôi với cái “thấy”, một trong những định nghĩa về giáo pháp là “đến để mà thấy”, chứ không phải “đến để mà tin”. Vì vậy, chánh kiến luôn đứng đầu trong các đức tính.

            Phật dạy cho dân Kàlama được các nhà học giả phương Tây coi là bản tuyên ngôn về tự do tư tưởng của nhân loại: “Này các Kàlama, đừng để bị dẫn dắt bởi những báo cáo, hay bởi truyền thống, hay bởi tin đồn. Đừng để bị dẫn dắt bởi thẩm quyền kinh điển, hay bởi lý luận suông, hay bởi suy lý, hay bởi sự xét đoán bề ngoài, hay bởi vì thích thú trong những lý luận, hay bởi những điều dường như có thể xảy ra, hay bởi ý nghĩ đây là bậc Đạo sư của chúng ta. Nhưng này các Kàlama, khi nào các ông biết chắc rằng những điều ấy là thiện, là tốt, hãy chấp nhận và theo chúng” (Tăng Chi I).

            Bác bỏ các tín điều và đức tin mù quáng, khuyến khích tự do phân tích, khảo sát, đó là một đặc điểm của Phật giáo.

2. Tinh thần tự lực:

            Đấng Thượng đế hoặc tạo hóa hay các thần linh được con người tin tưởng thở phụng, vì các đấng ấy có thể ban phúc hay giáng họa. Ấy là quan điểm của tâm lý sợ hãi, yếu đuối, mất tự tin đã sản sinh ra thần thánh (hoặc đa thần hoặc nhất thần).

            Đạo Phật với chủ trương luật nhân quả, nghiệp báo đã nói lên tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trước sự đau khổ và hạnh phúc của chính mình. Đức Phật dạy: “Chính ta là kẻ thừa kế của hành động của ta, là người mang theo với mình hành động của mình” (Tạp A Hàm, 135).

            Đức Phật không phải là đấng thần linh ban cho ta sự thay đổi hoàn cảnh hay tình trạng khốn đốn của mình. Đức Phật tuyên bố: “Như Lai chỉ là người chỉ đường, mỗi người phải tự đi đến, không ai đi thế cho ai được”. Công trình khơi mở kho tàng tri kiến Phật là công trình của mỗi cá nhân. Con đường tự lực ấy được Đức Phật dạy như sau: “Này các Tỳ kheo, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc của chính mình, thắp lên với chánh pháp, đừng thắp lên với một pháp nào khác. Hãy tự mình làm chỗ nương tựa của chính mình, nương tựa với chánh pháp, đừng nương tựa với một pháp nào khác” (Trường A Hàm I).

            Tinh thần tự lực mang tính triệt để nhân bản này là một đặc tính của đạo Phật. Đọc tiếp »

KINH NIỆM PHẬT BALAMẬT (P2)

KINH NIỆM PHẬT BALAMẬT (P2)

4/ Phẩm Thứ Tư Xưng Tán Danh Hiệu

            Bấy giờ, Quốc mẫu Vi Đề Hy hoàng thái hậu từ trong pháp hội bước ra, cung kính đảnh lễ Thế Tôn, rồi chấp tay hướng về Ngài Phổ Hiền Đại Bồ tát, mà thưa rằng:

            “Kính bạch Đại sĩ, con thường nghe chư vị Trưởng lão từng tham dự những buổi thuyết pháp đầu tiên của đức Thế Tôn tại vườn Lộc Uyển, dạy rằng hoặc niệm Phật, hoặc niệm Pháp, hoặc niệm Tăng để được hiện tại lạc trú. Ý nghĩa ấy như thế nào? Cứu cánh của môn niệm Phật có phải chăng là để được như vậy hay không? Ngưỡng mong Đại sĩ Từ bi chỉ dạy, ngõ hầu các chúng sanh thời Mạt pháp khỏi rơi vào mê lầm, thác ngộ”.

            Phổ Hiền Bồ tát bèn quán sát tâm niệm của hết thảy đại chúng hiện tiền, mà dạy rằng:

“Này Phật tử, khi đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni thị hiện thành đạo, và bắt đầu hóa độ chúng sanh cang cường, Ngài đã vì hạng tiểu căn mà khai diễn tiểu pháp kẻo họ kinh nghi… Nay đã tới thời kỳ giảng nói Đại pháp. Cũng chỉ là một pháp Niệm Phật, nhưng kẻ hạ liệt chí nhỏ, mong cầu xuất ly tam giới, thì niệm Phật chỉ là pháp Thanh văn, Duyên giác. Như Lai vì họ mà dạy hiện tại lạc trú.

            Riêng chư vị Bồ tát sơ phát tâm, dùng niệm Phật để thâm nhập Như Lai tạng tâm thì không dính mắc vào hiện tại.

            Vì sao chư Bồ tát sơ phát tâm lại không được dính mắc vào hiện tại? Đọc tiếp »

KINH NIỆM PHẬT BALAMẬT (P1)

 

 KINH NIỆM PHẬT BALAMẬT (1)

Này đại chúng! Nơi thời kỳ Chánh pháp cuối cùng, hoặc về sau nữa, nếu có người nào tin nhận, ghi nhớ rõ ràng nghĩa thú của Kinh Niệm Phật Ba La Mật này, rồi nương theo đó xưng niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật. Dẫu một niệm, hai niệm, cho tới mười niệm hoặc nhiều lần của mười niệm thì các ngươi phải biết người ấy chắc chắn được Phật thọ ký, hiển phát năng lực của tánh không, tỏ ngộ tri kiến Như Lai, và bước thẳng vào cảnh giới Thánh trí tự chứng.

            Này đại chúng, nếu các ngươi thấy người nào thọ trì kinh này, và thường xuyên niệm Phật, thì phải khởi lòng tôn trọng y như kính ngưỡng chư Phật vậy. Chớ nên móng tâm ngăn trở người thọ trì kinh này, chẳng được phơi bày lỗi lầm, sai trái của người niệm Phật.

 

Kinh Niệm Phật Ba La Mật

Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La

Việt dịch: Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

 

Mục Lục

1/ Phẩm Thứ Nhất Duyên Khởi

2/ Phẩm Thứ Hai Mười Tâm Thù Thắng

3/ Phẩm Thứ Ba Niệm Phật Công Đức

4/ Phẩm Thứ Tư Xưng Tán Danh Hiệu

5/ Phẩm Thứ Năm Quán Thế Âm Bồ tát Niệm Phật Viên Thông

6/ Phẩm Thứ Sáu Năng Lực Bất Tư Nghị Của Danh Hiệu Phật

7/ Phẩm Thứ Bảy Khuyến Phát Niệm Phật Và Đọc Tụng Chơn Ngôn

 

1/ Phẩm Thứ Nhất Duyên Khởi

            Chính tôi được nghe như thế này. Một thuở nọ, đức Phật kiết hạ tại núi Kỳ Xà Quật, gần thành Vương Xá với chúng đại Tỳ kheo một muôn hai nghìn người. Đó là các vị Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Tu Bồ đề, La Hầu La, Phú Lâu Na, A Nan, A Nan Đà, Ma Ha Ba Xà Ba Đề, Gia Du Đà La, v.v…

            Lại có tám muôn vị Đại Bồ tát khắp mười phương cùng đến tham dự. Đó là các Ngài: Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Di Lặc Bồ tát, Địa Tạng Bồ tát, Diệu Âm Bồ tát, Đại Cường Tinh Tấn Dõng Mãnh Bồ tát, Đà la ni Tự Tại Công Đức Lâm Bồ tát, Trang Nghiêm Vương Bồ tát… tất cả đều có năng lực thâm nhập vô lượng Tam muội môn, tổng trì môn, Giải thoát môn, đã chứng Pháp thân, đắc ngũ nhãn, biện tài vô ngại, thần thông du hý, biến hiện đủ loại thân tướng khắp các quốc độ để cứu vớt chúng sanh.

            Lại có vô lượng Đại Phạm Thiên Vương, Tự Tại Thiên Vương, Đế Thích Thiên Vương, Đâu Suất Thiên Vương, Đao Lợi Thiên Vương cùng vô số quyến thuộc dự hội.

Lại có Long Vương, Khẩn Na La Vương, Càn Thát Bà Vương, A Tu La Vương, Ca Lâu La Vương… cùng vô số quyến thuộc câu hội.

            Lại có Quốc mẫu Vi Đề Hy hoàng thái hậu và vua A Xà Thế cùng hoàng tộc, quần thần câu hội.

            Lại có hơn năm trăm vị Trưởng giả cư sĩ của thành Vương Xá cùng vô số quyến thuộc câu hội.

Tất cả đại chúng đều cung kính cúi lạy dưới chân Phật, rồi lui ngồi một bên. Đọc tiếp »